Quy chế bảo quản tu bổ và phục hồi DTLSVH, danh lam thắng cảnh

BỘ VĂN HÓA THÔNG TIN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

QUY CHẾ

BẢO QUẢN, TU BỔ VÀ  PHỤC HỒI DI TÍCH

LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

(Ban hành theo Quyết định số 05/2003/QĐ - BVHTT

ngày 06 tháng 02 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin)

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mụ đích của hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh

1. Bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích) trước những tác động xấu của môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội.

2. Bảo đảm giữ gìn tối đa các yếu tố nguyên gốc và và các giá trị chân xác của di tích về các mặt: vị trí, cấu trúc, chất liệu, kỹ thuật truyền thống, chức năng, nội thất, ngoại thất, cảnh quan liên quan và các yếu tố khác của di tích nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích.

3. Bảo đảm sự hài hòa giữa di tích với môi trường cảnh quan xung quanh.

Điều 2. Đối tượng điều chỉnh, phạm vi áp dụng

1. Quy chế này quy định về các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi có liên quan đến di tích đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định xếp hạng di tích và các di vật thuộc di tích đó.

2. Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngàoi đang hoạt động trong lĩnh vực có liên quan tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bảo tồn di tích là những hoạt động nhằm đảm bảo sự tồn tại lâu dài, ổn định của di tích để sử dụgn và phát huy giá trị của di tích đó;

2. Bảo quản di tích là hoạt động nhằm phòngngừa và hạn chế những tác nhân hủy hoại di tích mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích;

3. Tu bổ di tích là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích;

4. Gia cố, gia cường di tích là biện pháp xử lý các cấu kiện của di tích nhằm giữ ổn định về mặt cấu trúc và tăng cường khả năng chịu lực của các cấu kiện này;

5. Tôn tạo di tích là những hoạt động nhằm tăng cường khả năng sử dụng và phát huy giá trị di tích nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn, sự hài hòa của di tích và cảnh quan lịch sử - văn hóa của di tích;

6. Phục hồi di tích là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn hóa, dnah lam thắng cảnh đã bị hủy hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đó;

7. Tu sửa cấp thiết di tích là hoạt động sửa chữa nhỏ nhằm gia cố, gia cường các bộ phận di tích để kịp thời ngăn chặn di tích khỏi bị sập đổ trước khi tiến hành công tác tu bổ toàn diện.

Điều 4. Phân loại di tích

Căn cứ Điều 4 Luật Di sản văn hóa, Điều 14 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa, các di tích được phân loại như sau:

1. Di tích lích sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học:

2. Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc;

3. Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hóa khảo cổ;

4. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ , khoa học.

Điều 5. Nguyên tắc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích

1. Chỉ tiến hành bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích trong trường hợp cần thiết và phải lập thành dự án (trường hợp tu sửa cấp thiết di tích thực hiện theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Quy chế này). Dự án và thiết kế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích hoặc báo cáo tu sửa cấp thiết di tích phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Bảo đảm tính nguyên gốc, tnhs chân xác, tính toàn vẹn và sự bền vững của di tích.

3. Ưu tiên cho các hoạt động bảo quản, gia cố di tích trước khi áp dụng những biện pháp kỹ thuật tu bổ và phục hồi khác.

4. Việc thay thế kỹ thuật hay chất liệu cũ bằng kỹ thuật hay chất liệu mới phải được thí nghiệm trước để bảo đảm két quả chính xác khi áp dụng vào di tích.

5. Chỉ thay thế một bộ phận cũ bằng một bộ phận mới của di tích khi có đủ những chứng cứ khoa học chuẩn xác và phải có sự phân biệt rõ ràng giữa bộ phận mới thay thế với những bộ phận khác.

6. Bảo đảm an tòan cho bản thân công trình và khách tham quan.

 

Chương II

LẬP DỰ ÁN BẢO QUẢN, TU BỔ VÀ PHỤC HỒI DI TÍCH

 

ĐIỀU 6.  Điều kiện lập dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích

1. Dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích (sau đây gọi là dự án) phải do tổ chức có chuyên môn về bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích thực hiện theo những quy định trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của Chính phủ và quy định tại Điều 20 của Quy chế này.

2. Việc phân loại dự án thực hiện theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của Chính phủ.

Điều 7. Nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo khả thi

Nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo khả thi bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải tuân thủ nội dung các bước lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo khả thi được quy định trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của Chính phủ và các nội dung sau:

1.     Liệt kê, đánh giá, phân tích về lịch sử, khảo cổ, kỹ thuật, mỹ thuật, vật liệu và các tài liệu liên quan khác của di tích:

a) Báo cáo về nội dung lịch sử di tích bao gồm:

- Lịch sử nhân vật, sự kiện liên quan tới di tích (gồm tài liệu viết, ảnh chụp, bản vẽ và những mô tả khác có liên quan đến nhân vật, sự kiện);

- Lịch sử quá trình bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích (tài liệu viết, ảnh chụp, bản vẽ và các loại hồ sơ tư liệu khác). Nội dung các tài liệu trên phải nêu rõ năm xây dựng công trình; nội dung và thời gian những lần công trình đã được bảo quản, tu bổ và phục hồi.

b) Báo cáo về khảo cổ học của di tích bao gồm:

- Trích dẫn tài liệu khảo cổ trước đây của di tích (nếu có);

- Đánh giá dự báo mức độ nghiên cứu khảo cổ học đối với di tích như điều tra, thám sát hoặc khai quật khảo cổ;

- Kiến nghị về công tác khảo cổ: kiến nghị thực hiện (hoặc không thực hiện) công tác nghiên cứu, thám sát, khai quật khảo cổ tại từng công trình khi tiến hành tu bổ và phục hồi; đánh giá toàn bộ công tác khảo cổ đã thực hiện; kiến nghị việc bảo vệ di tích khảo cổ.

c) Báo cáo về kết cấu và nền móng công trình của di tích bao gồm: tình trạng kết cấu, khả năng chịu tải, liên kết.

d) Báo cáo về mỹ thuật của di tích bao gồm:

- Tài liệu viết, ảnh mô tả về giá trị lịch sử mỹ thuật của di tích;

- Đánh giá giá trị các trang trí mỹ thuật tại di tích;

- Đánh giá giá trị các thành phần được trang trí sơn thếp về màu sắc, thể loại, trang trí, chất liệu, niên đại;

- Báo cáo tình trạng, chất lượng các trang trí mỹ thuật.

đ) Báo cáo về vật liệu của di tích bao gồm:

- Số liệu về các loại vật liệu trong di tích như: chủng loại, chất liệu, kích thước, màu sắc, trang trí mỹ thuật, niên đại, thành phần và những số liệu liên quan khác;

- Đánh giá tình trạng kỹ thuật và nguyên nhân gây hư hỏng của các cấu kiện, thành phần kiến trúc của di tích qua các thời kỳ, các giai đoạn xây dựng, bảo quản, tu bổ, phục hồi và kiến nghị các giải pháp bảo quản, tái sử dụng, phục chế vật liệu.

2. Lập hồ sơ khảo sát, đánh giá hiện trạng kiến trúc của di tích;

a) Tài liệu viết về di tích bao gồm:

- Mô tả hiện trạng tổng thể từng công trình (công trình mất, còn, sụp đổ, hư hại, biến đổi...);

- Đánh giá nguyên nhân gây hư hại của từng công trình;

- Số liệu cơ bản về hiện trạng của di tích.

b) Hồ sơ bản vẽ khảo sát hiện trạng di tích bao gồm:

- Bản vẽ mặt bằng vị trí;

- Bản vẽ mặt bằng tổng thể;

- Bản vẽ mặt bằng các hạng mục di tích;

- Bản vẽ mặt đứng các hạng mục di tích;

- Bản vẽ mát cắt các hạng mục di tích;

- Bản vẽ đánh giá hiện trạng các bộ phận của các hạng mục di tích;

- Bản vẽ kiến trúc đã có trước đây làm tài liệu tham khảo;

- Thuyết minh hồ sơ bản vẽ. :

c) Đánh giá tổng thể kiến trúc của di tích.

3. Ảnh chụp và ghi hình hiện trạng của di tích (thời điểm lập dự án):

- Ảnh chụp và ghi hình tổng thể;

- Ảnh chụp và ghi hình công trình;

- Ảnh chụp và ghi hình nội thất, ngoại thất công trình;

-         Ảnh chụp các chi tiết đặc trưng.

4. Bản dập các chi tiết quan trọng;

5. Phương án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích:

a) Thuyết minh các phương án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích (phương án chọn, phương án so sánh) bao gồm: phương án bản quản di tích; phương án tu bổ di tích; phương án phục hồi di tích; phương án tổng hợp;

b) Bản vẽ kiến trúc phương án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích bao gồm:

- Bản vẽ mặt bằng tổng thể;

- Bản vẽ mặt bằng các công trình;

- Bản vẽ mặt đứng các công trình;

- Bản vẽ các mặt cắt công trình;

Bản vẽ phải thể hiện được nội dung, vì trí cần thực hiện công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi và phải phù hợp với hồ sơ bản vẽ khảo sát, ảnh chụp hiện trạng di tích.

6. Phân tích, xác định hạng mục đầu tư:

a) Lựa chọn hạng mục ưu tiên đầu tư;

b) Lựa chọn phương án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phù hợp với hiện trạng của di tích và mục đích của dự án.

7. Kết luận và kiến nghị:

a) Kiến nghị về mức độ thực hiện công tác khảo cổ;

b) Kiến nghị về phương án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích;

c) Kiến nghị chung;

8. Tư liệu tham khảo.

Toàn bộ các tư /bệu viết, vẽ, ảnh, lời kể, bản dập và những tư liệu khác có liên quan đến di tích đã được nêu trong dự án sẽ được coi là tư liệu dẫn chứng có giá trị.

 

Chương III

LẬP THIẾT KẾ KỸ THUẬT BẢO QUẢN, TU BỔ VÀ PHỤC HỒI DI TÍCH

 

Điều 8. Hồ sơ và điều kiện lập thiết kế kỹ thuật bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích

1.     Di tích trước khi tiến hành bảo quản, tu bổ và phục hồi phải có hồ sơ thiết kế kỹ thuật bảo quản, tu bổ và phục hồi (sau đây gọi là thiết kế) được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trừ trường hợp tu sửa cấp thiết di tích được quy định tại Điều 10 và Điều 11của Quy chế này);

2. Tất cả các thiết kế đều phải do các tổ chức chuyên môn có tư cách pháp nhân thực hiện theo quy định trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của Chính phủ và quy định tại Điều 20 của Quy chế này.

Điều 9. Nội dung hồ sơ thiết kế

Nội dung hồ sơ thiết kế phải tuân thủ nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình được quy định trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Xây dựng, ngoài ra còn phải thực hiện các nội dung sau đây:

1. Ảnh chụp (ảnh màu hoặc ảnh đen trắng cỡ từ 9 x 12cm trở lên) và ghi hình hiện trạng di tích sẽ được thực hiện bảo quản, tu bổ và phục hồi:

a) Ảnh và ghi hình tổng thể;

b) Ảnh và ghi hình mặt đứng công trình;

c) Ảnh và ghi hình nội thất, ngoại thất các công trình;

d) Ảnh và ghi hình chi tiết các cấu kiện, bộ phận công trình.

2. Bản thuyết minh giải pháp bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích:

a) Phương án bảo quản;

b) Phương án tu bổ;

c) Phương án phục hồi;

d) Phương án tổng hợp.

3. Bản vẽ kỹ thuật hiện trạng di tích (được ghi chú, ký hiệu, đánh dấu đầy đủ thể

hiện hiện trạng của di tích mặt cách chính xác và dễ hiểu):

a) Mặt bằng tổng thể bao gồm:

- Mặt bằng tổng thể hiện trạng;

- Mặt bằng tổng thể dấu vết các công trình đã mất.

b) Mặt bằng mái;

c) Mặt bằng các công trình bao gồm:

- Mặt bằng toàn bộ các công trình;

- Mặt bằng các công trình sẽ được thực hiện công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi;

d) Mặt đứng toàn bộ các công trình sẽ được thực hiện công tác bảo quản, tu bổ

và phục hồi;

đ) Mặt cắt dọc, cắt ngang các công trình sẽ được thực hiện công tác bảo quản, tu

bổ và phục hồi;